· Kỹ thuật xây dựng và cấu trúc bể nuôi lươn không bùn
1/. Xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng mặt bằng nuôi: theo các chuyên gia và những hộ nuôi lươn lâu năm thì mỗi m2 diện tích sàn bể nuôi được từ 300 – 500 con lươn. Từ đó tùy vào điều kiện mặt bằng mà ta tiến hành xây dựng bể nuôi.
2/. Các Loại bể:
– Đơn giản nhất là vây bạt: Ưu điểm là nhanh, ít tốn kém. Nhược điểm tuổi thọ ngắn, bạt dễ rách, thất thoát lươn.
– Bể composite: Ưu điểm dễ di chuyển (nếu mặt bằng thuê), chất liệu nhẹ, dễ vệ sinh bể, màu sắc đa dạng đẹp và khá bền. Nhược điểm giá thành tương đối cao.
– Bể Xi măng: Ưu điểm: Bền, dễ vệ sinh. Nhược điểm giá tương đối cao, tốn nhiều thời gian do sau khi xây bể xong còn phải chờ thật khô và ngâm, tẩy rửa bể nhiều lần, ít nhất 15 ngày sau mới được thả lươn vào.
3/. Cấu trúc bể nuôi lươn không bùn:
– Diện tích bể tùy vào nhu cầu nuôi và điều kiện mặt bằng
– Thành bể cao khoảng 60cm, đáy bể phải có độ dốc từ 3 -5%
– Đầu có đáy cao bố trí nơi cấp nước, đầu đáy thấp bố trí nơi thoát nước.
– Nơi thoát nước gồm 02 lại ống: Ống xả nước và ống chắn lươn
– Bốn gốc bể nên xây bít gốc trách trường hợp lươn bị tổn thương do trúi đầu vào gốc.
– Bố trí : khung gỗ, khung bằng ống nước hoặc dây ni lon làm nơi lươn trú ẩn và nghỉ ngơi. Lưu ý chỉ nên bố trí tối đa 2/3 diện tích đáy bể. phần còn lại để trống cho lươn bơi lội chúng ta dễ quan sát phòng bệnh.
– Trên bể nên có mái che tránh nóng. Mái che nên bố trí một vài nơi lấy sáng, giúp con lươn vàng đẹp hơn, bán được giá!